Thứ Ba, 19 tháng 10, 2010

De tranh lang phi khi sam dan am thanh
Ảnh: Đ.N.T
Sẽ là lãng phí nếu như bạn quăng một cục tiền cho các đơn vị kinh doanh hàng điện máy chọn dùm một dàn âm thanh sử dụng cho gia đình. Và càng lãng phí hơn nữa khi bạn mua sắm hàng rời mà kiến thức về thiết bị âm thanh là con số 0.
Bạn muốn gì?
Một dàn âm thanh hi-end để giải trí trong nhà hay đơn giản là một bộ máy hát karaoke hay nhất. Điều đầu tiên là xác định rõ bạn đang cần một dàn âm thanh thiên về cổ điển hay hiện đại, hoặc vừa cổ vừa kim. Điều đó định hướng đầu tiên cho sự mua sắm. Sau đó, bạn đang có sẵn những loại thiết bị nào, chỉ cần mua bổ sung thêm cho đồng bộ, hay là bạn mua sắm mới hoàn toàn.
Để vừa túi tiền
Túi tiền quyết định đến sự lựa chọn song nó không phải là tất cả. Một người có thể bỏ ra số tiền đủ mua một chiếc xe hơi để tậu dàn âm thanh hiện đại nhưng chỉ với 1/10 số tiền đó người hàng xóm của anh ta có thể rinh về nhà một bộ hi-end hơn hẳn về chất lượng âm thanh. Vấn đề là giá cả hợp lý và chỉ khi bạn có hiểu biết về kiến thức thiết bị âm thanh.
De tranh lang phi khi sam dan am thanh
Dàn âm thanh thiết kế sẵn LG giá 7.000.000 đồng
Ưu điểm của dòng thiết bị âm thanh cao cấp chính là kết cấu transport, DAC, bộ lọc digital… song giá cả bị đẩy lên có khi chỉ đơn giản là thương hiệu nổi tiếng. Ví dụ đầu đọc Cambridge Audio 640C có kết cấu linh kiện gần giống đầu đọc Musical Fidenlity và Cirus nhưng giá chỉ bằng 1/4 (420 USD so với 1.700 USD), MP4 Sumo chỉ có 500.000 đồng trong khi sản phẩm cùng loại của Samsung, LG giá gấp 3-4 lần... Với khoảng 10 triệu đồng trong tay bạn có thể sắm một dàn âm thanh gia đình chất lượng cao bằng cách chọn các thiết bị “made in Viet Nam”. Song nếu khéo léo hơn bạn cũng có thể tậu một dàn “nội ngoại phối hợp” với chất lượng hơn hẳn.
Phân chia “ngân sách”
Theo các chuyên gia, ngân quỹ để mua được chia theo tỷ lệ 30% dành cho thiết bị nguồn (đầu đọc, CD, DVD), 40% cho ampli và 30% còn lại cho loa và các thiết bị linh tinh khác (cáp, giá đỡ…). Nỗi khổ của các nhà mua sắm nghiệp dư là không hiểu sự tương thích giữa các thiết bị. Một chủ cửa hàng điện tử ở chợ Nhật Tảo (Q.10, TP.HCM) khuyên, khi lựa chọn thiết bị nên chú ý đến xuất xứ. Chẳng hạn, các loại loa xuất xứ từ châu Âu hay Mỹ thì chỉ nên “đi” với ampli cùng xuất xứ, chứ nếu trộn Á-Âu hỗn hợp thì âm thanh chẳng ra gì. Theo một “chuyên gia” âm thanh ở chợ Huỳnh Thúc Kháng (Q.1), ampli Denon thì phải đi chung với loa Bose, Kenwood; ampli Yamaha chỉ xứng đôi với loa JBL…
De tranh lang phi khi sam dan am thanh
Dàn âm thanh phối hợp các thiết bị giữa 2 hãng Jamo, Denon, giá 31.000.000đ
Bạn cần tỉnh táo và kiên nhẫn để tìm kiếm sự tương hợp, mà xét cho cùng đó là sự tương thích giữa thiết bị âm thanh và người nghe - chính là bạn. Nghĩa là không gì xác đáng hơn là bạn cần nghe thử (nhiều lần càng tốt) trước khi quyết định móc hầu bao. Một số trường hợp tìm kiếm hàng hiệu secondhand. Ở cả 3 thiết bị chính là đầu đọc, ampli và loa hiện thời hàng cũ cũng khá nhiều với các thương hiệu danh tiếng như Sansui, Denon, Nad, Philips, Pioneer, B&W, JBL… Giá cả hàng cũ thì vô chừng, có khi đụng loại hàng hiếm thì giá có thể lên đến hàng ngàn USD, bình quân loại hàng còn xài được không dưới 200 USD/cái.
Nên chọn một dàn thiết kế sẵn
Nếu không nhiều thời gian bạn nên chọn một dàn âm thanh thiết kế sẵn. Ở cách lựa chọn này, vấn đề thẩm mỹ bạn không cần phải lo lắng vì các nhà sản xuất đã tính sẵn rồi. Chuyện của bạn là ngồi lắng nghe dàn âm thanh phối trộn để quyết định. Nếu có thể bạn nên yêu cầu các trung tâm điện máy “dọn” dàn âm thanh này đến một nơi yên tĩnh để bạn nghe thử. Và cũng cần tỉnh táo để thoát khỏi sự ám ảnh của thương hiệu và để… lấy phiếu bảo hành!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét