Nếu bạn đang thưởng thức một bộ phim hành động hoặc một bản hoà tấu Paul Mauriat trên dàn home theatre mà không hiểu những tiếng trầm hùng tráng của dàn nhạc, tiếng đại bác rền vang xuất phát từ đâu thì xin thưa đó chính là "công lao" của chiếc subwoofer (loa siêu trầm) nhỏ nhắn.
Thành phần không thể thiếu trong dàn home theatre. |
Loa siêu trầm là yếu tố không thể thiếu để hợp thành dàn home theatre (gọi nôm na là rạp hát tại gia). Nếu bạn nhìn vào những quảng cáo loa với ký hiệu 2.1. 5.1. 7.1... thì số 1 lẻ loi đó chính là ký hiệu của loa siêu trầm (subwoofer). Có tần số cực thấp từ 20 đến 200 Hz, đây là nơi xuất phát của những tiếng bass cực thấp. Có một loa siêu trầm trong dàn cũng có nghĩa là các loa khác có thể có kích thước nhỏ nhắn hơn vì không phải đảm nhiệm phần tiếng bass.
Không hề có một hình dạng thật sự lý tưởng đối với subwoofer. Tuỳ vào trí tưởng tượng của các nhà thiết kế cũng như mục đích thương mại của các hãng mà subwoofer có thể có nhiều hình dạng khác nhau. Hầu hết các loa siêu trầm đều có ampli công suất lắp sẵn ở trong để điều chỉnh tiếng bass. Những subwoofer rẻ tiền thì không có ampli lắp trong mà "mượn" của ampli chính của cả dàn loa. Chính vì vậy âm thanh sẽ không được như ý khi ta không thể điều chỉnh được tần số bass.
3 dạng thiết kế của subwoofer. |
Liền hộp: Loa trầm được bố trí trong một hộp kín và chỉ có một đường tiếng ra ngoài.
Loa có lỗ: Nếu bạn để ý thì sẽ thấy phần lớn subwoofer có một lỗ ở phía dưới đường tiếng. Thiết kế này có tác dụng giúp loa chơi được các nốt thấp hơn và tạo ra cảm giác trầm lan toả.
Loa đẳng áp: Cụm từ đầy vẻ "kỳ bí" này thực ra mô tả thiết kế 2 loa siêu trầm "đấu đầu" vào nhau trong một thùng loa. Các sóng âm va chạm vào nhau trong một khoảng không chật hẹp sẽ cho ra tiếng trầm cực mạnh.
Tiếng trầm lan truyền trong không gian không có định hướng, vì vậy theo Sohoa.net, bạn có thể bố trí loa subwoofer tại bất cứ vị trí nào trong phòng nghe.
(Theo-Ngoisao)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét