Chủ Nhật, 28 tháng 11, 2010

Hiểu biết cơ bản về DMX


DMX là giao thức chung dùng để điều khiển thiết bị trong nhà hát và các lại đèn kỹ sảo trên toàn thế giới. "DMX" viết tắt của "Digital Multiplex Signal" nghĩa là "Tín hiệu kỹ thuật số đa kênh". Nó đôi khi còn được gọi dưới tên khác là DMX 512, bởi vì nó có thể sử dụng để điều khiển lên tới 512 kênh. Một bàn điều khiển DMX thì có thể điều khiển được các dạng đèn sử dụng DMX, và một vài đèn sử dụng công nghệ DMX cũng có thể điều khiển được bằng bất kỳ bàn điều khiển có hỗ trợ DMX nào. DMX đã được phát triển để trở thành một giao thức chuẩn chung cho kết nối trong hệ thống ánh sáng sân khấu. Ngày nay, các loại đèn kỹ xảo, Dim Packs và máy khói đều có thể kết nối cùng nhau dưới dạng thức DMX, sử dụng cáp XLR hoặc DMX và điều khiển chỉ bằng một bàn điều khiển.
________________________________________


Đây là mặt sau của một đèn sử dụng chuẩn DMX. Đường "DMX In" là đường tín hiệu nhận từ bàn điều khiển và chạy xuống đèn. Bạn phải chạy cái cáp đầu tiên để kéo từ bàn điều khiển xuống và cắm vào cái chân input này.
________________________________________


Đường "DMX Out" là đường xuất tín hiệu ra cho đèn khác, bạn sử dụng cáp để nối lần lượt từng con đèn với nhau, đầu "Out" của đèn thứ nhất sẽ nối vào đầu "In" của đèn kế tiếp, và cứ lần lượt tạo thành một dãy liên kết các đèn.
________________________________________


Bạn có thể dùng cáp DMX 3 chân hoặc cáp XLR để chạy tín hiệu cho các đèn. Cáp XLR nó giống như cáp mà bạn sử dụng cho Microphones, nhưng không được dài quá 30 mét.
(Một vài loại đèn hiện đại sẽ sử dụng cáp 5 chân thay vì cáp 3 chân. Và bạn có thể tìm thấy cái giắc chuyển đổi từ 5 chân ra 3 chân đi kèm theo trong đèn đó).
________________________________________


Cũng khu vực này, bạn sẽ nhìn thấy dòng "DMX Address". Cái này cho phép bạn cài đặt địa chỉ riêng biệt cho mỗi con đèn, và từ đó bạn có thể dễ dàng làm việc với từng con đèn một cách độc lập. Nó giống như địa chỉ một căn nhà ở trên dãy phố
________________________________________


Bạn sẽ nhìn thấy dãy số của từng công tắc gạt. Mỗi một số của công đó tương ứng với một mã nhị phân cụ thể. Dãy công tằc màu trắng ngươờ ta gọi là "Dip Switches". Nó ở chế độ "On" khi ta gạt nó xuống, sử dụng một cái vật nhỏ nhọn như cái đầu bút để gạt chúng.
________________________________________


 Hình Ðính KèmNhấn vào ảnh để xem kích thước thậtTên:  pic 1.JPGLần xem: 125Kích thước:  11.0 KB   Nhấn vào ảnh để xem kích thước thậtTên:  pic 2.JPGLần xem: 124Kích thước:  11.0 KB   Nhấn vào ảnh để xem kích thước thậtTên:  pic 3.JPGLần xem: 123Kích thước:  10.5 KB   Nhấn vào ảnh để xem kích thước thậtTên:  pic 4.JPGLần xem: 125Kích thước:  9.8 KB   Nhấn vào ảnh để xem kích thước thậtTên:  pic 5.JPGLần xem: 124Kích thước:  7.5 KB 

Giới thiệu và trao đổi bàn điều khiển hệ thống ánh sáng kỹ xảo sân khấu Avolites

1. Chào mừng đến với Pearl:
1.1 Bắt đầu với Pearl:
Trước khi bạn sử dụng Pearl, bạn cần phải kết nối một số thứ vào nó. Nhưng trước khi kết nối, đề nghị không bật nguồn vội nhé .
Quan trọng nè: Đầu tiên bạn phải kiểm tra cái công tắc đặt hiệu điện thế ở phía sau của bàn đkhiển khu vực cắm dây nguồn đã nhé. Nếu thấy nó thì phải chắc chắn là đặt đúng vị trí hiệu điện thế mà nguồn bạn sẽ sử dụng . Ở đây bạn có thể cài đặt nó thành 230 Volt hoặc 120 Volt đó.

  • Cắm đầu phích cắm vào nguồn điện.
  • Nếu mà bạn sử dụng màn hình mở rộng, thì hãy kết nối màn hình (chế độ text 640x480) vào đầu ra VDU ở phía sau của bàn điều khiển. Nếu bạn không có màn hình thì bạn sẽ không nhìn được một số thông tin đi kèm vì sẽ không hiển thị trên màn hình thiết bị đâu.
  • Kết nối đường DMX output(s) đến các đèn kỹ sảo hoặc dimmers. Bàn Pearl 2004 có 4 đầu ra DMX. Bàn Pearl 2000 thì chỉ có 2 đầu DMX ra thôi.
  • Tiếp theo là cắm cái đèn vào cái lỗ ở phía trên bên trái của bàn điều khiển. Và nếu bạn có sử dụng bàn phím thì bạn cũng cắm nó vào lỗ cắm bàn phím. Bạn cũng có thể không cần cắm cũng được nếu bạn không muốn dùng bàn phím.
  • Giờ thì bật nguồn điện lên. Lập tức màn hình của bàn điều khiển và màn hình VDU (nếu có) sẽ bật sáng.

1.2. Làm việc cùng với Pearl nào  : 


Thoạt nhìn trông Pearl dường như loạn xì ngầu lên bởi số lượng các cần gạt và các nút của nó, nhưng đừng lo điều này, vì các phần điều khiển chính của nó là:
Preset Faders dùng để điều khiển các kênh dimmer trực tiếp hoặc độ sáng tối của đèn kỹ sảo. Có 2 dãy nút ở phía dưới nó dùng để chọn và flash các đèn kỹ sảo. Mỗi một cái cần gạt và 2 nút đó người ta gọi là một "Handle".
Mode select keyswitch là đặt chế độ điều khiển cho thiết bị; ở Program thì là lập trình Show, ở Run thì là chạy show và System là đặt cấu hình cho bàn điều khiển.
Page select roller: Giúp bạn chuyển đổi giữa các trang của dãy playbacks ở dưới, và bạn cũng có thể viết rõ cảnh đã lập trình của cần gạt playback ở trên cái roller này cho dễ nhớ.
Master faders Điều khiển mức độ ra của các phần riêng lẻ của bàn điềukhiển. Thông thường thì bạn để ở mức cao nhất Full.
Playback faders và các nút flash ở bên dưới các cần gạt dùng để chơi lại những gì bạn đã lập trình và nhớ ở từng cái cần gạt này, khi mà bạn chạy một show.
Main display nằm chềnh ềnh giữa bàn điều khiển, nó dùng để hiển thị những gì bạn đang làm. Nó liên tục hiển thị các thông tin khác nhau khi bạn tiến hành làm.
Control wheels dùng để thay đổi giá trị điều khiển ở các đèn kỹ sảo, và cài đặt tốc độ chase cùng faders.
Menu softkeys (Có nhãn từ A - G) dùng để chọn lựa các lựa chọn điều khiển. Cái màn hình bên cạnh sẽ chỉ rõ chức năng sẽ làm của từng nút. Các lựa chọn của mỗi cái phím này thay đổi phụ thuộc vào thiết bị điều khiển sử lý cái gì. Và dòng chú thích của từng phím lệnh sẽ hướng dẫn bạn dễ hiểu hơn.
Bàn phím Numeric và các nút điều khiển bên cạnh dùng để nhập giá trị và thay đổi điều khiển ở trên bàn điều khiển.
Fixture Page nằm ở khu vực keypad, có 4 trang để thay đổi cho Preset Faders.
- Cái nút màu xanh Command buttons dùng để xuất các lệnh ví dụ như lưu vào bộ nhớ, sao chép, lưu vào đĩa.. v.v.. Các nút này sẽ sáng lên khi mà có chỉ thị lệnh kích hoạt được.
Attribute select buttons dùng để lựa chọn các thuộc tính của đèn kỹ sảo (như màu, gobo, pan, tilt, focus) để thay đối giá trị dùng bằng Control wheels. Cái nút đó sẽ sáng lên để báo cho bạn biết là cái thuộc tính nào của đèn có thể thay đổi được. Cái nút cuối cùng (màu đỏ) dùng để bạn reduce the intensity của đèn nếu nó bị mất vị trí trong lúc diễn ra show.

_________________________ Hình Ðính Kèm

Nhấn vào ảnh để xem kích thước thậtTên:  Avolites.JPGLần xem: 10Kích thước:  136.6 KB   Nhấn vào ảnh để xem kích thước thậtTên:  Avolites (Small).JPGLần xem: 122Kích thước:  62.0 KB  _______________________________

LightJockey

Đầu tiên mình sẽ giới thiệu với các bạn phần mềm điều khiển của hãng Martin, nó mang tên là LightJockey. Phần mềm này đang được các nhà cung cấp dịch vụ cho thuê thiết bị âm thanh ánh sáng hàng đầu tại Hà Nội sử dụng. Đặc tính của nó là hỗ trợ được tất cả các loại đèn sử dụng chuẩn DMX, có khả năng lập trình nhanh, và cái đặc điểm lợi nhất híc, không biết có phải lợi hay là ... lười của phần mềm này là sửa chữa những chương trình cũ để áp dụng vào show hiện tại cũng... rất nhanh... hi hi
.
* Các bạn có thể tải phiên bản mới nhất hỗ trợ cho cả Windows 7 tại địa chỉ sau: http://martin.com/forum/topic.asp?TOPIC_ID=17914.
* Sau khi download về xong, các bạn phải có winzip hoặc winrar để giải nén, chạy tệp tin setup.exe có trong đó và chỉ việc cắm đầu mà next thôi, vì nó không đòi hỏi cái gì cả ngoài việc tự nó giải nén nó...
* Sau khi cài đặt xong là có thể ăn liền được rùi, hi hi, kích vào biểu tượng có chữ Martin LightJockey ở trên màn hình (hoặc ở trong Start/Programs/Martin Light Jockey/...) để tìm nhé. Nếu không tìm thấy thì quay lại bước 2 nhé, he he...
Nào, bi giờ thì đứng dậy, kiếm cốc cà phê, mấy điếu thuốc... nhớ cầm cái gạt tàn nhé, chúng ta bắt đầu ngồi vọc nó đây... ~o , à mà quên, cầm theo cả một quyển vở và cây bút nhé, vì chúng ta sẽ có rất nhiều từ mới để ghi nhớ đó)..
Sau khi khởi động, cái đầu tiên nó sẽ thông báo là không có cục truyền nhận tín hiệu DMX, và nó chỉ cho mình cách để thêm cái phần cứng đó. Các bạn đừng lo là nó sẽ không hoạt động khi không có cục DMX đâu, hãy kích vào nút check rồi ấn OK để bảo với nó rằng tao không muốn mày hiện lên lần nữa vì tao biết mày cần gì rồi  . Bỏ qua nó rồi thì cái Trợ giúp hướng dẫn sử dụng bằng tiếng anh của nó lại hiện lên, cũng đóng nó lại đi, giờ chú tâm vào màn hình chính của tên LJ này đã nha....  .

Đầu tiên là cái thanh tiêu đề của nó (màu xanh có cái biểu tượng và dòng chữ Martin LightJockey, sau đó là tên của cái Thư viện mà mình đang sử dụng). Tiếp theo là thanh công cụ của Sequence và Cue, vì hai cái này nó liên quan tương tác đến nhau nên họ thiết kế để chung trong một thanh để dễ thao tác ấy mà.
Còn tiếp theo là Thanh công cụ CueList để tạo danh sách các Cues để chạy tự động (khi mình biết được khuông thời gian của bài hát và có các cues để phù hợp từng khoảnh khắc thời gian đó, ta có thể tạo được danh sách các cues phù hợp với timecode của bài hát để nó chạy tự động mà không cần chỉnh chọt gì hết nữa. Nếu làm được như vầy, thì chắc chắn hiệu ứng của ánh sáng cực kỳ là hấp dẫn... theo ý của bạn đó... hi hi).
Tiếp theo là cái O/V (viết tắt của từ Offline Visualizer - nói cho nhanh là lập trình sẵn trước nếu biết số lượng đèn, vị trí đèn... mà không cần ra hiện trường, cái này rất tiện cho bạn nếu như bạn đã có sẵn trong đầu mưu mô bao nhiêu con đèn cần sử dụng, vị trí nào, rùi sắp xếp như thế nào trong hiện trường sân khấu sắp tới, thì bạn chỉ cần lên cái này và dựng lại y hệt nó, rồi lập trình - đảm bảo ra hiện trường bạn chỉ cần cắm thiết bị đấu nối DMX và chạy gần đúng 70% những gì bạn nhìn thấy khi lập Offline đó... tiện chưa  ). 
Tiếp theo là các công cụ của đèn, các nút này là cố định rồi, và khi một đèn nào đó được gọi đến, thì nút nào có chức năng theo đèn sẽ bật lên thui. Chức năng lần lượt của từng nút tính từ trái sang phải tớ đọc luôn để các bạn ghi cho dễ nhớ nhé:
Nút thứ nhất: Intensity (độ mở sáng của đèn) - trong mục này có

1. Shutter (Open/Close)
là mở cửa chớp hoặc đóng cửa chớp của đèn
2. Strobe 
là cho đèn chớp từ chậm đến nhanh khi kéo cái thanh này lên dần 
3. Intensity 
là mở độ sáng cho đèn.
Nút thứ hai: Possition (di chuyển vị trí cho đèn), trong cái này cũng có nhiều chức năng lắm, ghi tiếp nè: Presets (lưu các vị trí đèn phù hợp vào để sử dụng cho lần sau) - Preferences (đặt các chế độ cho con chuột khi sử dụng vào mục này cho tiện lợi với mình) - Fades (đặt chế độ Fade/Snap - diễn tả từ từ/diễn tả tức thời - cho đèn) - Macro (Lập tham số cho đèn ngoáy tự động) - Options (Các lựa chọn đảo lật vị trí để tạo vị trí đèn cho nhanh), phù, và cái cuối cùng là SOS ý mà. Cái quan tâm của chúng ta ở đây là cái đường kẻ caro, cái nút pan-tilt (hình cái khóa đó), cái nút Presets và cuối cùng là Macro.
Nút thứ ba: Colors lựa chọn màu sắc xuất ra của đèn
Nút thứ tư: Gobos (các họa tiết có sẵn trong đèn)
Nút thứ năm: Focus chỉnh độ sắc nét cho họa tiết đó
Nút thứ sáu: là nhân 3 gobo (hoặc 4-5 tùy thuộc hỗ trợ của từng đèn có chức năng đó).
Bỏ qua nút thứ 7 đi vì cái này dài dòng mà chả có ích đâu.
Qua nút thứ tám có hình cái bóng đèn, khi kích vào nút đó, nếu đèn nào có hỗ trợ bật tắt bóng đèn bằng điều khiển DMX thì nó sẽ có chức năng là bật/tắt bóng đèn (Một số hãng sản xuất đèn bỏ qua cái này để bán được nhiều thiết bị nhiều hơn đó, vì theo đúng quy trình, khi bóng đèn hoạt động trong thời gian lâu, nhiệt lượng ở trong con đèn đó cực kỳ nóng, để bảo vệ độ bền của bóng và các linh kiện bên trong con đèn, thì phải tắt bóng rồi để khoảng 20p cho nhiệt độ trong đèn đó giảm nhờ hệ thống quạt gió mới được tắt nguồn cấp cho đèn.  ).
Nút thứ chín là reset - khi đang trong chương trình, tự dưng một con đèn nào đó nó bị sai lệch màu sắc do sensor nhận kém, thì ta dùng nút này để reset nó trở về trạng thái ban đầu của nó.
Nút thứ mười: là hiển thị hay ẩn tất cả các công cụ chỉnh sửa cho đèn vừa nói ở trên...
Nút mười một là Fixture Groups - Nghĩa là tạo nhóm cho đèn (tạo nhóm để kiểm soát, giống kiểu chia vùng để trị cho dễ ý  ).
Nút kế tiếp có chữ All - Nghĩa là chọn toàn bộ đèn đang có trong thư viện.
Nút None có nghĩa là chả chọn đèn nào cả.
Nút Exclusive/Inclusive là 2 chế độ khi làm việc với đèn, một cái là chọn từng con đèn một, một cái là chọn các con đèn cùng lúc được.
Tiếp đến là 2 cái nút hình tam giác để tiến hoặc lui một con đèn theo thứ tự đã xếp.
Nút có chữ Solo để làm việc riêng với một con đèn được chọn (cái này dùng để kiểm tra trong số 200 đèn của mình có con nào sáng bóng hay chưa là ngon á  ).
Nút tiếp theo là FollowSpots - khi mình ghi nhớ một hoặc một vài con đèn nào đó có nhiệm vụ làm follow theo diễn viên, thì ta dùng chức năng này.
Kế tiếp có 3 nút dài dài cuối cùng làNút phun khói (khi mình có máy khói chạy được DMX, mình đưa nó vào phần mềm điều khiển này rồi lập cho nó để khi ấn vào cái nút đó thì khói tự xịt ra); Nút BlackOut - đóng ánh sáng toàn bộ đèn lại ngay lập tức. Và nút Master Intensity để lập các chế độ đóng mở cửa sáng cho đèn.
Thế là các bạn đã biết gần hết pí mật của các nút chức năng để điều khiển các con đèn moving rùi đấy. Khoảng không gian ở giữa to tướng là để các bạn đưa đèn vào làm việc, và cuối cùng là thanh trạng thái ghi thời gian hiện tại, trạng thái làm việc của phần mềm, số % bộ nhớ đang chiếm và cuối cùng là Fader mở sáng tổng đang bao nhiêu %.

Hi, giờ tớ phải đi bem cái, dạ dày nó kêu gào dữ quá... à mà chắc phải vào loveme.vn tìm cái nửa của mình nữa... có gì pm tớ sau nhé... chúc mọi người vui vẻ và hạnh phúc 
 Hình Ðính KèmNhấn vào ảnh để xem kích thước thậtTên:  LJ Main Screen (Small).JPGLần xem: 164Kích thước:  29.0 KB  

Giới thiệu và trao đổi phần mềm điều khiển hệ thống ánh sáng kỹ xảo sân khấu Sun Lites



3.1. Tuỳ chỉnh màn hình sử dụng:
Khi bắt đầu sử dụng lần đầu tiên, thì phần mềm có thể đặt ở trang thái như lưới các nút bấm.
Quan sát kỹ các biểu tượng ở thanh công cụ, thì màn hình có thể chia thành các vùng sau:



Những cửa sổ này có thể di chuyển và/hoặc ẩn, thay đổi kích cỡ được.
Những khái niệm như "pages" và "cycles" chúng ta có thể để sau, trước tiên, hãy nhìn vào vùng sử dụng chính, nó là lưới nút. Khi mà kích hoạt các nút này, thì bạn có thể nhìn thấy đèn thay đổi. Một số có thể màu xám, trống rỗng và sẽ để dành cho khi un-activated cho đến khi nó được đặt vào một cái mode đặc biệt.

3.2. Các thao tác đầu tiên:

3.2.1. Bắt đầu thử thao tác với 6 đèn SPOT 575.

Tại đây chúng ta thử bắt đầu tạo một show đầu tiên với 6 SPOT 575. Chúng ta cần biết cái địa chỉ DMX đầu tiên của đèn và phần mềm sẽ tự động chèn 6 đèn moving rồi đặt địa chỉ một cách chính xác. Chúng ta bắt đầu thao tác nhé.
  • Đầu tiên vào "New Page" hoặc ấn Alt+N
  • Sau đó, chọn lựa đầu tiên là chúng ta tạo lập page với sự trợ giúp của phần mềm (lựa chọn 1) hay là chọn tạo một page thủ công (lựa chọn 2). Và chúng ta nên chọn lựa chọn 1 để tạo 6 con đèn nhé.
  • Tiếp theo, chúng ta phải chọn chủng loại đèn từ "ScanLibrary". Nên chúng ta kích vào explore to browse the "ScanLibrary" directory.
  • Tìm đến chủng loại đèn là "spot 575.ssl".
  • Sau khi chọn được chính xác loại đèn rồi, chúng ta ấn nút Next để qua tiếp bước kế.
  • Sau đó gõ vào địa chỉ DMX của đèn đầu tiên cần đặt. Ở đây chúng ta đặt đầu tiên là địa chỉ 1 cho con đèn SPOT575 đầu tiên.
  • Tiếp theo, chúng ta phải đưa vào số lượng đèn (ví dụ ở đây là 6) và ấn nút Next để qua bước kế tiếp.
  • Bước theo chúng ta nếu nhìn thấy cái hình của luồng đèn thì chúng ta ấn Yes rồi chọn Next để qua bước kế, nếu không nhìn thấy hình cái luồng đèn, thì phải chọn No để kiểm tra lại cài đặt của thư viện đèn.
  • Chúng ta không cần thay đổi giá trị biên độ quay X&Y lớn nhất của đèn, nên chúng ta chọn No, sau đó kích Next để đi đến bước tiếp theo.
  • Bước này rất quan trọng, vì phần mềm đã có sẵn một số chương trình lập sẵn để chạy cho cái chủng loại đèn mà chúng ta đã chọn. Chính vì vậy chúng ta chọn Yes để có thể dùng được các nút này. Sau đó gõ Next để qua bước kế tiếp.
  • Tại bước này, chúng ta có thể kiểm tra từng cái scene mà đã được lập trình sẵn cho đèn move rồi, và có thể quyết định dùng hay bỏ cho new page của chúng ta. Theo ngầm định, tất cả các cảnh move mà chúng đã được lập trình đều có ở chung một vùng di chuyển (biên độ lớn nhất đến 80%). Tuy nhiên, chúng ta phải đặt lại để cho 6 con đèn của chúng ta phải luôn di chuyển trong vùng mà mong muốn. Chính vì vậy, chúng ta chọn "Customize area" và click chuột vào associated button để mở cửa sổ như trên hình vẽ.
  • Tại cửa sổ này, chúng ta có thể kiểm tra scene "@Pan Move 2" với từng con đèn, hoặc với toàn bộ 6 con đèn bằng cách ấn vào "Same For all". Trong ví dụ này, chúng ta chỉ kiểm tra và thay đổi vùng di chuyển cho một con đèn SPOT 575.
  • Sau khi thay đổi được tất cả các giá trị định biên độ cho di chuyển của đèn, chúng ta ấn phím OK để lưu giá trị đó lại, rồi ấn Next để đi bước kế tiếp.
  • Tại bước này, chúng ta có thể lựa chọn những switches đã được lập trình sẵn mà chúng ta muốn đưa nó vào trong page. Với mỗi Kênh của đống SPOT (danh sách bên trái), chúng ta có thể check hoặc uncheck những preset có thể dùng được (danh sách bên phải). Sau đó, chúng ta click vào nút Next để đi đến bước cuối cùng nhé.
  • Tại bước cuối cùng này, chúng ta có thể thay đổi cái tên của Page. Cuối cùng là chúng ta ấn nút Finish để tạo lập và sử dụng tiếp Sunlite Suite nhé.
3.2.2. Cách sử dụng page đầu tiên nè:

Chơi với đèn nào:

Ngay sau khi tạo lập được page như thế này, thì tất cả các cảnh đã được lập trình và các swiches đã lập thì đèn của chúng ta có thể chạy ngay được luôn rồi.

Có một chú ý nhỏ quan trọng với page, đó là page là một cửa sổ độc lập, chính vì vậy chúng ta có thể di chuyển, thay đổi kích thước và/hoặc gắn kèm một cửa sổ phần mềm khác. Khi sử dụng đèn thì rất dễ dàng với tất cả các nút này. Tất cả các chức năng của đèn đều có sẵn và dễ dàng tìm trong page. Trong ví dụ này, chúng ta có thể tìm tất cả các màu trong bánh xe màu của đèn (mỗi màu là một nút), tất cả các gobo... quay prisms, dimmer....

Bây giờ chúng ta thử nghịch ngợm với đèn SPOT 575 nhé, đầu tiên chúng ta có thể chọn một cảnh (màu vàng chẳng hạn). Thường thì mở cái shutter-beams và lựa chọn màu trắng.
Để lựa chọn một cảnh chúng ta phải click chuột lên cái mũi tên nhỏ nằm ở phía trên góc phải của nút scene (xem hình).

Giờ thì tất cả các cảnh đã được lập trình nó sẽ hiển thị như một danh sách, và chúng ta chỉ việc click chuột vào và chọn một trong số nó. Chúng ta quyết định chọn cảnh "@Tilt Move 1" ... và nó chạy kìa . Chúng ta cũng có thể chọn màu, rồi gobo và cuối cùng là prism và giờ thì tất cả các hiệu ứng đã được lập. Và page đã có thể giúp chúng ta hoàn thiện chỉ với sự lựa chọn vài nút.

Nếu thấy hình như đèn chúng ta move quá nhanh, chúng ta có thể giảm tốc độ bằng cách di chuyển thanh SPEED ở trên nút đó (chúng ta cũng có thể tăng nếu chúng ta muốn). Mỗi cảnh có một thanh như vậy, và chúng ta có thể thay đổi tốc độ cho chúng.

Bây giờ, chúng ta lại muốn lưu cái hiệu ứng này vào một cảnh. Để làm được điều đó, chúng ta phải click và nút "Button" ở menu và chọn "New scene". Một cửa sổ hiện ra, chúng ta chọn "As you see now", điều này có nghĩa là chúng ta muốn lập một cái cảnh mà bao gồm tất cả các nút đang được kích hoạt đó.

Sử dụng các phím tắt:

Tất cả các cảnh mới giờ đã tồn tại trong page của chúng ta. Chúng ta có thể kiểm tra nó để xem nếu mọi thứ đã được lưu. Để nhả tất cả các nút, chúng ta kích đúp chuột vào cảnh "INIT". Tuy nhiên, mọi thứ sẽ dễ dàng hơn nếu chúng ta có một cái phím tắt. Tưởng tượng chúng ta muốn sử dụng phím "i" để nhả tất cả các nút. Không gì dễ hơn, chúng ta chỉ cần chọn cảnh "INIT" và ấn phím "Ctrl+i" trên bàn phím... "Ctrl+h" nghĩa là chúng ta chọn phím "h" ... Tóm lại, chỉ định một phím tắt vào một nút, đầu tiên chọn nút cần chỉ định, rùi ấn phím Ctrl và phím cần lập phím tắt là xong

Sử dụng các nút "Take":

Giờ chúng ta sẽ xem xét làm thế nào để sử dụng các nút "Take" và nó sẽ cho ra cái gì nhé. Rất dễ sử dụng và thường dùng trong các show trực tiếp hoặc tạo lập một cái scene mà không có move. Chúng được tạo lập cùng với "LiveControl" nằm trong màn hình editor. Có một switch Take cho mỗi đèn trong page. Nó cũng có dùng để điều khiển các kênh Pan/Tilt trực tiếp khi mà một scene đang chạy. Giả sử một scene đang chạy với 6 con đèn của chúng ta và tự dưng bạn muốn lấy một con ra làm follow spot. Và như bạn thấy đó, mỗi con đèn đều có một shortcut (phím a hoặc q cho con thứ nhất, z hoặc w cho con thứ 2, e cho con thứ 3... nó phụ thuộc vào bàn phím). Giờ, nếu chúng ta muốn gọi con thứ 3 thì chúng ta phải ấn giữ phím "e" và di chuyển chuột. Chiếc đèn thứ 3 giờ theo con chuột của chúng ta... TUYỆT!!!! Bạn sẽ thấy có một biểu tượng giống như hình vị trí chuột trong lúc bạn di chuyển...

Chiếc đèn sẽ di chuyển trong quá trình bạn giữ phím "e". Khi bạn thả phím, chiếc đèn dừng lại và giữ nguyên vị trí lần cuối của nó. Nếu bạn ấn phím lần nữa, phím "take" sẽ thả ra và chiếc đèn trở về với cái scene mà nó đang phải chạy.

Kéo và Thả một nút:

Giả sử giờ chúng ta muốn điều chỉnh focus của đèn. Chúng ta click chuột vào nút "Focus" và di chuyển thanh trượt cho đến vị trí mong muốn. Điều này nghĩa là chúng ta đã thay đổi và giữ nguyên giá trị thay đổi của 6 con đèn, chúng ta sẽ xem cách để thay đổi giá trị từng con đèn một sau. Giờ chúng ta muốn lưu sự thay đổi đó vào cái scence ... mà chúng ta không được mở và sửa chữa scene. Chúng ta chỉ việc kéo và thả switch. Thực hiện nó như sau:
Đầu tiên, chúng ta cần phải click phải chuột vào switch"Focus" và giữ cái nút đó trong khi chúng ta di chuyển switch.... Sau đó, chúng ta thả nút chuột khi chúng ta đến được cái cảnh cần lưu giá trị và chọn Yes khi một hộp thoại hiện lên.

3.3. Tạo lập một show đầu tiên:

3.3.1. Điểm khác nhau giữ một cảnh (scene) và một switch:

Điều này rất quan trọng khi sử dụng phần mềm này là cần phải hiểu sự khác nhau giữa các scenes và các switch. Hãy theo dõi sự khác nhau này nhé:

Scenes:
Các nút "scences" dành riêng cho những kiểu chọn một (tức là chỉ được một nút trong một thời điểm). Khi kích hoạt một nút "scene" thì các nút "scene" khác tự động nhả ra trong cùng một thời điểm.
Ta sử dụng các nút "scene" trong danh sách để tạo lập môi trường cho ánh sáng hoặc điều khiển một nhóm các đèn.
Bởi một group của các đèn không thể off và on đồng thời được, cái lệnh gần nhất được quyền ưu tiên và tất cả các lệnh trước bị huỷ.
Khi mà được lập trình như là một "scene" thì nút đó sẽ trở thành màu vàng.
Chúng ta thử xem một chase làm ví dụ nhé: several chasers
Một lần nữa bạn cần ghi nhớ rằng bạn có thể tuỳ ý sử dụng không giới hạn để lập "scenes", "switches" hoặc "cycles". Công việc của bạn sẽ được hoàn chỉnh mà không phải không cần phải quan tâm đến số lượng các nút tạo ra trong "bàng điều khiển".

Switches:
Các nút "Switch" là các nút mà có thể sử dụng đồng thời cùng một lúc, và có hai trạng thái "kích hoạt/bỏ kích hoạt". Thật vậy, một vài nút có thể kích hoạt cùng lúc và bạn chỉ có việc click chuột để bật tắt từ kích hoạt sang vị trí không kích hoạt và ngược lại. Nó có thể so sánh như một dãy ngang hàng cái công tắc điện.
Nếu như có một vài nút "Switch" kích hoạt đồng thời, và điều khiển cùng một kênh DMX (hoặc một vài kênh DMX), thì cái nút cuối cùng được ấn sẽ chiếm quyền ưu tiên.
Quyền ưu tiên trong Switch:
Một sự chọn lựa có thể chịu ảnh hưởng về phạm vi ưu tiên của một nút Switch (trong menu, gọi danh mục "Button, Parameters" và "Switch").
  • Quyền ưu tiên LTP: (đây là chọn lựa ngầm định) Nếu ta kích hoạt vài cái switch, thì cái switch cuối cùng kích hoạt đựơc quyền ưu tiên (Cái này tiện lợi khi sử dụng đèn moving).
  • Quyền ưu tiên HTP: Nếu ta kích hoạt vài cái switch thì cái giá trị cao nhất được ưu tiên (Cái này tiện lợi khi sử dụng đèn thường).
  • Quyền ưu tiên ADD: Lựa chọn chế độ này, thì một switch sẽ tăng thêm cường độ ở những kênh đã chọn.
  • Quyền ưu tiên SUB: Lựa chọn chế độ này, thì một switch sẽ giảm đi cường độ ở những kênh đã chọn.
Làm thế nào để điều khiển LTP switch:
Quyền ưu tiên LTP là chế độ thường được sử dụng cho các nút Switch vì các lệnh hoạt động rất hay khi sử dụng chế độ này. Yếu tố căn bản là: "Cái switch LTP cuối cùng được kích hoạt sẽ chiếm quyền ưu tiên".
Chú ý: Quyền ưu tiên này chỉ có thể áp dụng ở các kênh thiết yếu. Khi áp dụng trong đèn moving, thì cái "Gobo" Switch sẽ chỉ thi hành trong các kênh tương ứng với Gobos và sẽ không có bất kỳ hiệu ứng ở các kênh bên trên. Cái lựa chọn này có thể hiểu đơn giản như chức năng OFF. Các kênh OFF trong một switch LTP sẽ không thể thực thi! Chính vì lý do dó, chức năng DIMMER ở 0% và chức năng OFF sẽ cho các kết quả khác nhau ở LTP switch:
Nếu kênh đó ở mức OFF, quá trình kích hoạt switch sẽ không có hiệu quả ở kênh có liên quan.
Nếu kênh đó ở mức DIMMER 0%, quá trình kích hoạt switch sẽ ảnh hưởng đến kênh có liên quan là giảm đến 0%.

3.3.2. Làm thế nào để tạo được fade giữa 2 scenes:

Để có thể fade từ một scene này đến một scene khác. Điều này hữu ích khi đi từ một vị trí này đến một vị trí khác thật chậm, rồi sau đó mở/đóng dimmer ánh sáng... Có vài thứ cần phải làm trước khi bắt đầu lập trình cho 2 scenes. Đầu tiên là chế độ "FADE" cần phải đặt ở các kênh mà chúng ta muốn dùng. Để làm được điều này, chúng ta mở cửa sổ "Page Setting" từ thanh menu và chọn "Channels".

Tất cả các kênh trong page của chúng ta đều được thể hiện ở bên trái của cửa sổ. Chúng ta muốn tạo lập fade giữa 2 vị trí, thì phải cho enable chức năng "FADE" trong kênh Pan&Tilt của tất cả các đèn. Cần chú ý rằng cái chức năng này hầu như đều đã được định sẵn ở trong Pan&Tilt ... tuy nhiên việc kiểm tra lại không phải là thừa. Giờ chúng tạo lập 2 scenes nào. Trong chương trước, chúng ta đã được học cách tạo lập scene sử dụng "As you see now"... giờ chúng ta cũng vẫn dùng chức năng này và tạo lập scenes sử dụng các nút TAKE nhé.
Đầu tiên chúng ta gọi scene"@Center" để mở beams và đưa hết đèn vào vị trí giữa. Sau đó, chúng ta dùng các nút TAKE để di chuyển 6 con đèn đến vị trí đã định. Khi tất cả các đèn đã xong, chúng ta có thể lưu lại scene bằng cách vào menu "Button" chọn "New Scene" rồi chọn "As you see now" giống như đã làm ở chương trước. Thế là Scene 1 của chúng ta đã có, và giờ chúng ta sẽ cho nó enable chức năng Fade của nó nhé. Để làm được điều này, chúng ta phải mở cửa sổ "Button Settings" từ menu "Button" và đi đến mục "Scene".
Từ khi chức năng "Fade" được chọn, thì chúng ta có thể cài đặt thời gian fade. Hãy luôn nhớ rằng các kênh có thể có 2 mức giá trị tăng dần "Fade In" và giảm dần "Fade Out". Nghĩa là:
  • Time before fade In: Là khoảng thời gian giữa gọi một scene và bắt đầu cái scene đó Fade In.
  • Time of Fade In: Thời gian Fade In.
  • Time before fade Out: Là khoảng thời gian giữa gọi một scene và bắt đầu cái scene đó Fade Out.
  • Time of Fade Out: Thời gian Fade Out.
Tại đây, chúng ta có thể thay đổi giá trị của nó, ví dụ là 5 giây cho thời gian Fade In/Out và 0 giây cho giai đoạn trước Fade In/Out. Cuối cùng là ấn OK và chúng ta đã có một scene định thời gian. Giờ chúng ta sẽ tạo cái scene 2 và đặt nó là "Scene 2". Để làm được, chúng ta nhả hết tất cả các nút trong page ra (kích đúp vào INIT) và sau đó gọi Scene 1. Rồi chúng ta dùng các nút TAKE để cài đặt vị trí khác nhau của từng đèn rồi lại cất cái scene vừa tạo theo "As you see now".

Một số khái niệm cơ bản về âm thanh stereo, âm thanh surround

1) Âm thanh MONO 

Hệ thống âm thanh MONO là hệ thống mà tất cả các tín hiệu audio được trộn vào nhau và được phát lại qua một kênh audio đơn. Âm thanh mono có thể được thu vào từ một hay nhiều micrô, trộn lại và đưa qua một ampli xử lý tín hiệu đơn có ngõ ra ghép với một hay nhiều loa.

Một tín hiệu mono dẫu xuất ra qua hai hay nhiều loa vẫn sẽ là mono, với nội dung thông tin âm thanh được tạo bởi mỗi loa là hoàn toàn như nhau. Điểm chính yếu là tín hiệu trong hệ thống mono không có chứa các thông tin đối chiếu về độ lớn, thời gian và pha đến của tín hiệu, nghĩa là không tái tạo hay mô phỏng sự định hướng của âm thanh.

Lợi điểm lớn của mono là mọi người nghe rất đồng nhất về tín hiệu. Trong các hệ thống được thiết kế tốt, tất cả các thính giả đều nghe được (về bản chất) cùng một mức âm thanh. Điều này khiến các hệ thống mono rất phù hợp cho các ứng dụng phát thanh trong các hội thảo, diễn đàn, thông tin công cộng…v.v.

2) Âm thanh STEREO (âm thanh 2 kênh)

Hệ thống âm thanh stereo thường được sử dụng để nghe nhạc, gồm hai kênh tín hiệu audio độc lập, các tín hiệu được tái tạo có biên độ cụ thể và có quan hệ về pha với nhau, vì thế khi được phát lại nó sẽ tái tạo âm hình biểu kiến của nguồn âm thanh nguyên thủy. Âm thanh stereo làm cho người nghe hình dung thấy được sự phối cảnh và vị trí của các nhạc cụ trên sân khấu hay sàn diễn.

Một yêu cầu quan trọng cho hệ thống phát lại stereo là toàn bộ khu vực ngồi nghe phải có sự bao phủ bằng nhau của cả hai kênh trái (left) và phải (right). Hệ thống stereo tại nhà có một khu vực nhỏ đạt tốt nhất yêu cầu này nằm giữa và tạo một tam giác cân với hai loa, đó là nơi ít có sự chênh lệch nhất về biên độ, thời gian đến của âm thanh…v.v để tái hiện tốt nhất âm hình stereo và sự định vị âm thanh.

Hệ thống stereo phải có đáp ứng pha giống nhau ở ngõ vào và ngõ ra cho cả hai kênh. Nghĩa là một tín hiệu với dạng sóng dương ở ngõ vào phải có dạng sóng dương tương ứng ở ngõ ra. Nếu đáp ứng pha bị lệch, khi lắng nghe một nguồn nhạc có âm hình thiên về khoảng giữa như giọng hát solo, bạn sẽ thấy sự bất ổn của âm hình, nó sẽ tản mác xung quanh và ra xa khỏi khoảng giữa hai loa. Do đó cần chú ý cực tính khi đấu nối loa trong hệ thống stereo.

Một hệ thống stereo nghe nhạc cơ bản gồm 1 đầu CD, 1 ampli stereo và 1 cặp loa (và tất nhiên còn có dây tín hiệu và dây loa). Chi tiết sep-up phòng nghe tham khảo bài viết trước đây Các nguyên tắc vàng khi set-up phòng nghe

Các dòng ampli stereo của YAMAHA:
AX-497, AX-397, RX-497, RX-797, AS-700, AS-1000, AS-2000

3) Âm thanh surround (âm thanh đa kênh)
Âm thanh surround là âm thanh đa kênh, thường được sử dụng cho các hệ thống xem phim tại gia (home theater).

Trong nghệ thuật phim ảnh ngày nay, âm thanh chiếm một vai trò rất lớn (thường đến 50%) cho việc đem đến hiệu quả 100% sức biểu cảm tới khán giả, vì theo các chuyên gia, hình ảnh chỉ tác động gián tiếp tới cảm giác, cảm xúc của con người, còn âm thanh thì tác động trực tiếp tới chúng. Để tái tạo được những hiệu ứng âm thanh trung thực và sống động như trong rạp hát, ampli đa kênh là thành phấn quan trọng nhất. Công nghệ ngày nay đã cho phép ampli đa kênh có thể xử lý những hiệu ứng âm thanh theo nhiều chủ đề như "nghe thính phòng"; "thể thao"; "phim hành động"... Ngoài ra, loa cũng góp phần không nhỏ và thường tối thiểu phải cần đến 6 cái loa (còn gọi là 5.1) để có thể tạo ra hiệu ứng surround. Trong đó, ngoài 1 cặp loa main (loa chính), ta cần bổ sung 1 loa center (loa trung tâm) đặt giữa hai loa chính phía trước nhằm tái tạo lời thoại có định hướng ngay giữa màn hình TV (khi xem phim). Tiếp đến là 2 loa surround bố trí hai bên ngay phía sau người xem. Còn 1 loa không thể thiếu là loa sub (loa subwoofer) hỗ trợ tạo thêm hiệu ứng hoành tráng cho bộ phim. Kết quả là âm thanh đưa bạn vào thế giới thật mà ảo, bạn sẽ có cảm giác như được đặt vào ngay giữa cảnh phim và cảm nhận rõ những âm thanh “bay qua”, “bay ngang” với sự phấn khích cao độ.

Một hệ thống rạp hát gia đình hiện đại hiện nay là 7.1, 7.2 thậm chí 11.2. Con số càng lớn thì hiệu ứng càng chi tiết.

Hệ thống loa surround 5.1 Set Up(Photo:THX)

Hệ thống loa surround 7.1 Set Up(Photo:THX)

Các bạn có thể tham khảo thêm tại: http://www.thx.com/consumer/home-entertainment/home-theater/surround-sound-speaker-set-up/

Các loại ampli đa kênh của YAMAHA:
RX-V367, RX-V467, RX-V567, RX-V667, RX-V867, RX-V1065, RX-V2065, RX-V1900, RX-V3900, Z7, Z11

RX-V Series: Dòng receiver mới của YAMAHA có hỗ trợ 3D

Huỳnh Tín Đình
Trưởng Chi nhánh, hoaphucaudio.com, 403 Lê Hồng Phong P.2 Q.10 HCMC, 08.3938.1634


YAMAHA là một trong những tập đoàn hàng đầu của Nhật không chỉ nổi tiếng về nhạc cụ, xe gắn máy mà còn là hãng danh tiếng trong lĩnh vực thiết bị audio, đặc biệt là các dòng sản phẩm receiver (ampli đa kênh) và loa phụ vụ cho nhu cầu thưởng thức phim ảnh tại nhà. Với tính năng hỗ trợ hình ảnh đẹp hơn cùng công nghệ độc quyền xử lý âm thanh surround chi tiết và uy lực, những dòng sản phẩm receiver của YAMAHA là một thành phần không thể thiếu trong hệ thống home theater (rạp hát gia đình) ngày nay.

Vừa qua, Số hóa đã có bài giới thiệu về dòng sản phẩm receiver mới của YAMAHA, đây là dòng RX-V với tính năng hỗ trợ 3D, có thể hỗ trợ tăng cường chất lượng hình ảnh HD và hiệu quả trình diễn âm thanh surround 3D.

Hãng điện tử Yamaha thông báo dòng AV receiver mới hỗ trợ công nghệ 3D bao gồm các mẫu RX-V567, RX-V467 và RX-V367, sẽ được hãng phát hành từ bắt đầu từ tháng 4.

Đi kèm với công nghệ 3D ready, những mẫu receiver thế hệ mới còn được trang bị các kết nối đa dạng cùng nhiều tính năng cao cấp để tăng cường chất lượng hình ảnh HD và hiệu quả trình diễn âm thanh.

Dưới đây là 3 mẫu receiver mới của Yamaha.

Yamaha RX-V367 là mẫu receiver 5 kênh, hỗ trợ 3D và hiện bắt đầu được phát hành trên thị trường.
RX-V367 có công suất phát 100 Watt mỗi kênh, tương thích với các tín hiệu FullHD 1080p thông qua 5 cổng HDMI (4 cổng vào và 1 cổng ra).
Vào cuối tháng 4 tới, Yamaha sẽ phát hành thêm mẫu receiver 3D hỗ trợ 5 kênh khác là mẫu RX-V467. Model RX-V467 còn được trang bị thêm tính năng tương thích với iPhone và iPod thông qua các dock kết nối chuyên dụng.
Mẫu receiver RX-V467 có tổng công suất phát ra là 525 Watt và hỗ trợ giải mã nhiều định dạng âm thanh như Dolby TrueHD, DTS-HD Master Audio, Dolby Digital Plus và DTS-HD High Resolution Audio.
Về các tính năng hỗ trợ và ngoại hình, model RX-V567 không có nhiều khác biệt so với RX-V467. Điểm khác biệt rõ nhất là ở mẫu receiver 3D này là nó hỗ trợ 7 kênh âm thanh (công suất 90 Watt) thay vì chỉ có 5 kênh như ở model trước. Thêm nữa, máy cũng hỗ trợ tính năng nâng tín hiệu hình ảnh analog lên thành FullHD 1080p.
RX-V567 sẽ được phát hành cùng RX-V467 vào cuối tháng 4.
Nếu bạn muốn trải nghiệm một bộ phim tại nhà hoành tráng, sống động không khác gì xem trong rạp, thì receiver dòng RX-V của YAMAHA là lựa chọn số một cho hệ thống home theater 3D (rạp hát tại gia) của bạn.

Chọn lựa một hệ thống âm thanh hi-fi đúng

Huỳnh Tín Đình
Trưởng Chi nhánh, hoaphucaudio.com, 403 Lê Hồng Phong P.2 Q.10 HCMC, 08.3938.1634

Làm thế nào bạn có thể chọn lựa một hệ thống âm thanh hifi đúng? Yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất chính là ngân sách mà bạn dự định đầu tư. Chắc chắn đây là một vấn đề mang tính cá nhân, nhưng hãy nhớ rằng các yếu tố khác cũng sẽ phải cân nhắc trước khi quyết định đầu tư bao nhiêu và mua loại nào.

Ví dụ như là diện tích phòng nghe, nếu phòng nghe của bạn có diện tích lớn, thì chắc hẳn là bạn cần phải có cặp loa lớn và đi kèm với nó là hệ thống ampli phải tương xứng để cho ra kết quả tốt nhất. Nếu phòng nghe của bạn có diện tích nhỏ thì bạn chỉ cần một cặp loa vừa phải cũng đủ để đáp ứng công suất cho căn phòng. Bạn có thể tham khảo thông tin thêm từ sách báo, các tạp chí âm nhạc, hoặc nhận lời khuyên từ các đại lý audio độc lập, nhưng bạn cũng nên thực tế với nhu cầu của bạn.

Trước khi tìm hiểu kỹ hơn, bạn hãy bắt đầu bằng việc liệt kê ra các thiết bị bạn cần mua. Điều này sẽ quyết định mức hiệu suất và phối ghép các thiết bị trong hệ thống âm thanh hifi của bạn. Hệ thống càng đơn giản thì bạn càng có điều kiện để đầu tư nhiều hơn vào từng thiết bị để đảm bảo chất luợng âm thanh tốt nhất. Nếu ví dụ bạn đầu tư vừa đầu ghi, đầu CD, vừa radio, thì ngân sách mà bạn dự định đầu tư sẽ bị chia ra làm 3 phần, và như vậy hệ thống của bạn sẽ không được đầu từ tốt nhất, trừ khi là bạn có một ngân sách dồi dào cho cả 3 thứ trên. Còn không bạn có thể đầu tư từng phần, bằng cách này bạn sẽ có cơ hội sở hữu được một dàn máy ưng ý nhất. Hãy bắt đầu bằng việc dành 1/3 ngân sách vào thiết bị chính, Và đối với đại đa số người yêu âm nhạc thì đó là một đầu CD.

Thành phần quan trọng tiếp theo trong hệ thống của bạn là hệ thống ampli, và đây cũng là một vấn đề cần phải xem xét và cân nhắc kỹ. Nếu bạn dự định nghe âm nhạc ở mức volume cao trong một phòng lớn và bằng các loa lớn thì bạn cần phải mua một ampli có công suất đủ lớn. Không may là công suất là một đại lượng đo lường thường được hiểu sai về chất lượng âm thanh hifi, và đơn vị Watt một mình nó cũng chưa nói lên điều gì cả. Ví dụ: model Rotel's RA-05, một trong những ampli hifi có giá tốt nhất trên thị trường với một công suất rất vừa phải là 40 watt/chanel lại có thể đánh được hầu hết các dòng loa của B&W. Tuy nhiên, nếu bạn thích có một bộ loa lớn, như dòng loa B&W 800 Series thì bạn cần phải đầu tư nhiều hơn, tốt hơn cho một ampli chất lượng hơn. Một lần nữa, bạn có thể nhận các lời khuyên từ các nguồn mà bạn có được, từ sách báo, từ các đại lý audio, nhưng ngân sách mà bạn dành cho phần ampli nên chiếm 1/3 ngân sách hệ thống của bạn.

Và còn lại là hệ thống loa, phần này sẽ chiếm 1/3 tổng vốn ngân sách còn lại cho hệ thống của bạn. Với nhiều kích cỡ, kiểu dáng từ dạng có kích thước lớn đến kích thước nhỏ, từ thiết kế cổ điển đến hiện đại, vì vậy bạn sẽ có rất nhiều sự lựa chọn ở đây. Thông thường thì các loa lớn thường cho âm thanh lớn hơn và sâu hơn các loa có kích thước nhỏ. Nếu bạn thích các loa có kích thước nhỏ thì bạn có thể lựa chọn dòng loa 805 standmounts của B&W, dòng loa này có thể tạo ra tiếng bass tốt đáp ứng tốt cho các không gian nghe có kích thước vừa phải. tuy nhiên, các loa này chỉ có thể phân phối âm thanh tốt khi được đặt trên chân đế, và việc mua sắm thêm chân đế đôi khi sẽ làm đội thêm chi phí cho bạn.

Nó tóm lại, việc lựa chọn chúng là tùy thuộc vào sở thích của bạn đối với loại nhạc, kích thước phòng, ngân sách và với hệ thống mà bạn đã mua trước đó.

the news sound

Ngày nay, nghe nhạc, xem phim hay cùng nhau thể hiện giọng ca trong những dịp tụ họp gia đình, bạn bè đã trở thành một nhu cầu tất yếu của bất cứ cuộc vui nào. Và giải pháp hát karaoke tại nhà luôn luôn được số đông ủng hộ. Sau đây là một số ý kiến từ các chuyên gia hướng dẫn về cách set up một phòng karaoke tại gia.

Phòng karaoke phải tạo được không khí thư giãn.

Điều quan trọng trước tiên là khoảng trời riêng đó cần phải được thiết kế sao cho có không khí nhất. Diện tích của phòng karaoke gia đình thông thường chỉ cần 9 - 15 mm2. Vấn đề cốt lõi là việc trang trí nội thất phải được lựa chọn thật tinh tế, không cần phải tô vẽ nhiều như phòng karaoke kinh doanh. Điểm cốt yếu là cần quan tâm đến vấn đề thẩm âm. Sàn không nên lát gạch mà nên sử dụng thảm dày có tác dụng hút âm, tránh âm phản hồi. Tường nền lăn sơn sần hoặc sử dụng vật liệu cách âm, như xốp, bông thuỷ tinh, mút, nỉ... để tiêu âm và loại tạp âm. Đối với trần, nếu có điều kiện thì có thể làm trần cong parabol để tập trung âm thanh và làm nhiều lớp trần để loại loạn âm.

Vị trí loa không nên tập trung một chỗ mà nên được phân bố đều, khoảng cách hợp lý từ màn hình đến người hát từ 3 - 5 mét. Không nên sử dụng ánh sáng mạnh, chói, mà nên dùng ánh sáng dịu. Những vật liệu cho bề mặt trơn, nhẵn như kính, inox không nên sử dụng nhiều.

Lựa chọn thiết bị
Thông thường, không gian giải trí gia đình còn kết hợp với các phòng chức năng như phòng khách, phòng ngủ... Trong một không gian như vậy thì đương nhiên bạn nên sử dụng một hệ thống âm thanh nhỏ gọn, ít thiết bị, để dành những khoảng trống còn lại cho vật dụng và nội thất. Ngay cả khi có điều kiện thì việc đầu tư một hệ thống quá lớn vào một diện tích nhỏ không chỉ không kinh tế, mất diện tích, mà còn dẫn đến những mối nguy hại về sức khoẻ do sự cộng hưởng từ, cũng như công suất âm thanh của các thiết bị.

Do vậy, để đầu tư một hệ thống karaoke, điều đầu tiên phải nghĩ đến là kích thước và vị trí set-up, từ đó mới định vị đến chủng loại và giá thành. Nếu bạn chỉ đơn giản là say mê ca hát thì có thể lựa chọn các đầu DVD Karaoke. Ví dụ, đầu đĩa Karaoke vi tính 6 số của California hoặc Arirang hay Oppo. Cầu kỳ hơn, bạn có thể lựa chọn hệ thống đồng bộ DVD Karaoke vi tính 6 số, với dàn karaoke chuyên dụng của YAMAHA. Dàn Karaoke YAMAHA bao gồm một ampli và một cặp loa, vưa thiết kế chuyên nghiệp và có độ chính sát cao.

Biến phòng karaoke thành "rạp hát tại gia"

Nếu có điều kiện, bạn hoàn toàn có khả năng biến phòng karaoke gia đình thành một "rạp hát tại gia" hiện đại, với hệ thống thiết bị home theater. Đứng về góc độ trang trí, những rạp hát gia đình hiện tại không còn sử dụng những bộ loa cồng kềnh hay màn hình CRT dày cộm hoặc những bộ khuyếch âm, trộn âm nặng nề, thô kệch. Với TV, ưu tiên lựa chọn là những loại TV màn hình mỏng như plasma, LCD hoặc DLP. Các bộ loa được sử dụng phổ biến vẫn là hệ thống loa 5.1, bao gồm một loa siêu trầm, một loa giữa, hai loa trước và hai loa surround (loa phụ cho âm thanh vòm phía sau). Bạn có thể lựa chọn hệ thống home theater của YAMAHA với chất lượng tốt, giá cũng hợp lý. 

Thị trường hiện cũng không hiếm những hệ thống loa 7.1, 9.1. Tuy nhiên, theo cách nhà tư vấn thiết kế thì đối với phòng karaoke gia đình diện tích nhỏ, hẹp, việc trang bị quá nhiều loa là không cần thiết.

Có một lưu ý nhỏ rằng, không nên bố trí loa trong góc tường để tiết kiệm không gian vì sẽ gây nên hiện tượng phản xạ âm dẫn đến méo tiếng, lệch pha.

Theo TVTD