Thứ Sáu, 3 tháng 9, 2010

SẢN XUẤT KHÍ ĐỐT TỪ CHẤT THẢI RẮN CÓ NGUỒN GỐC SINH VẬT BẰNG “PHƯƠNG PHÁP NHIỆT - HÓA HỌC”

Lại Thế Dũng 20/05/2010

Ô nhiễm môi trường, trong đó có ô nhiễm chất thải rắn, đặc biệt là chất thải rắn có nguồn gốc sinh học đang là vấn đề cấp bách của xã hội. Có rất nhiều phương pháp xử lý chất thải rắn này đã và đang được áp dụng và mang lại hiệu quả cao như: phương pháp biogas, phương pháp ủ phân compost…

Qua tìm hiểu và nghiên cứu về chất thải rắn hữu cơ nguồn gốc sinh vật. Tôi đã tiến hành các thí nghiệm xử lý bằng “phương pháp Nhiệt - Hóa học” và nhận thấy đây là phương pháp rất hữu ích trong việc xử lý chất thải rắn. Phương pháp này có thể xử lý được lượng lớn chất thải rắn này chỉ trong một thời gian ngắn, đồng thời tạo ra một lượng lớn khí đốt.

Phương pháp này có một số ưu điểm sau:

- Việc xử lý được triệt để chất thải rắn sinh học, phương pháp này còn tạo ra nguồn khí đốt rất lớn, tỷ lệ khí đốt trong tổng lượng khí thoát ra là cao, khoảng 65% đến 75%.

- Chất thải rắn từ quá trình xử lý bằng phương pháp trên không xử dụng vi sinh vật để chuyển hóa và không gây ô nhiễm vi sinh vật. Vì vậy ít ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.

- Công đoạn xử lý nguồn nguyên liệu thô thành nguyên liệu tinh có thể chiếm khoảng 2/3 thời gian xử lý. Nhưng từ nguyên liệu tinh để xử lý và sản xuất khí đốt tương đối nhanh so với các phương pháp khác. Ví dụ cùng với một khối lượng chất thải như nhau, so với công đoạn chính của ủ biogas là 60 đến 90 ngày thì phương pháp này chỉ mất khoảng 3 đến 5 ngày hoặc có thể ít hơn để chuyển hóa nguyên liệu tinh chế thành khí đốt.

- Khí thoát ra có thể sử dụng ngay để đốt hay qua xử lý, tinh chế để nén thành dạng nguyên liệu lỏng cung cấp năng lượng cho sản xuất, sinh hoạt.

- Phương pháp này có thể xử lý liên tục hoặc không liên tục tương tự công nghệ biogas.

- Ngoài ra, chất thải rắn của quá trình xử lý cũng có thể là nguồn chất đốt sau khi đã xử lý sơ bộ hoặc có thể dùng để làm ngyên liệu chế biến phân bón.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét