Chủ Nhật, 12 tháng 9, 2010

Chọn bàn phím MIDI và đàn keyboard như thế nào?

Chọn bàn phím MIDI và đàn keyboard như thế nào? In Email
Fantom
Đối với những người có nhu cầu mua đàn keyboard để luyện tập, kết nối máy vi tính để soạn nhạc hay để mang đi biểu diễn thì những hiểu biết cơ bản trước khi sắm một cái MIDI controller keyboard (bàn phím điều khiển Midi), Personal Keyboard (đàn keyboard) hay Digital Piano (piano điện) là rất cần thiết. Tùy theo nhu cầu và khả năng tài chính mà ta có thể chọn cho mình đàn keyboard hợp ý. Bài viết dưới đây cung cấp một số thông tin cơ bản và có thể hữu ích cho bạn nếu bạn đang boăn khoăn nên mua loại nào.

  • Số lượng phím?
    • Bàn phím điều khiển 49 phím cơ bản là đủ cho tất cả mọi vấn đề về nhập liệu đầu vào cho máy tính cũng như vấn đề học chơi đàn keyboard. Loại này giá cả cũng tương đối phải chăng và cũng nhỏ gọn.
    • Một bàn phím lớn hơn cũng cần thiết đặc biệt khi bạn học piano ở mức độ cao hơn.
    • Để soạn nhạc trên máy tính và làm sequencer hay sáng tác âm nhạc, thì quan trọng lại không phải là bao nhiêu phím mà là còn là khả năng của các nút điều khiển, cần gạt để có thể dùng tay điều khển các chức năng cần thiết.
  • Chọn bàn phím điều khiển (Controller), đàn keyboard hay piano?
    • Bàn điều khiển controller thì không có âm thanh và cũng không thể tạo ra âm thanh. Nó dùng để điều khiển tiếng hoặc âm thanh của máy tính hay hộp tiếng. Thuận lợi của nó là giá cả phải chăng và bạn có thể nâng cấp cạc âm thanh mà không cần mua bàn điều khiển mới.
    • Đàn keyboard thì có thể không cần máy tính hay hộp tiếng, bản thân nó đã có sẵn tiếng hay âm thanh rồi. Một số loại đàn gia đình thì còn có cả loa nữa. Do đó đàn keyboard thường đắt hơn bàn phím điều khiển, bù lại nó là một nhạc cụ có sẵn âm thanh và nó tương tự như bàn phím điều khiển với hộp tiếng cộng lại (2 trong 1)
    • Nếu bạn muốn chơi piano và muốn nó độc lập với máy tính để khi chơi piano mà không cần bật máy tính lên thì bạn có thể mua đàn Piano điện tử. Các loại piano điện này đều có cổng MIDI để kết nối với máy tính. Một điều không tiện lợi của nó là kích thước thường lớn hơn đàn keyboard hay bàn phím điều khiển, do vậy khó có thể kê bên cạnh máy tính khi làm việc. Mặt khác đàn piano điện thì thường ít âm sắc hơn các đàn keyboard, nhưng bù lại, tiếng piano của nó cũng rất hay và bàn phím cũng dễ chơi và thường "sống động" hơn. Một số piano điện không có các chức năng điều khiển, chẳng hạn như "bend". Điều này cũng gây khó khăn khi soạn nhạc.
  • Độ cảm ứng của phím, Phím "nặng" hay phím "nhẹ"?
    • Độ cảm ứng (Touch sensitive) của bàn phím cho ta khả năng chơi to hơn hay nhỏ hơn, nhẹ nhàng hay mạnh bạo tùy theo tay của ta.
    • Các loại bài phím "nặng" (Weighted action) giả lập hoạt động của piano thật, những bàn phím loại này thường có trọng lượng nặng hơn và đắt tiền hơn. Nên chọn bàn phím này nếu bạn muốn có cảm giác thật như khi ta chơi piano thật.


Thông thường, là người mới bắt đầu ta thường băn khoăn khi chọn bàn phím nào? Có ba yếu tố cần lưu ý khi mua bàn phím:
1. Tài chính,

2. Không gian làm việc,

3. Mục đích của việc mua bàn phím, hoặc nó sẽ làm được gì cho ta khi đã mua được nó rồi

Chẳng hạn như mục đích của bạn có thể là muốn học piano hay chơi keyboard gia đình hoặc dùng nó để kết nối với máy tính và phần mềm?


1. Bàn phím điều khiển midi
(chẳng hạn như: phím nhẹ: E-MU Xboard 61, M-Audio Oxygen 61. Phím nặng: ProKeys 88 Key Pro....)
Nếu ta không chắc chắn là mua để làm gì thì giải pháp rẻ nhất là mua bàn phím điều khiển MIDI (MIDI Controller keyboard). Điều này có thể là hơi viển vông khi ta lại mua một cái bàn phím mà lại không có âm thanh gì cả. Nhưng rất may là có nhiều phần mềm có thể cho ta âm thanh trên máy tính (Chẳng hạn như: PianoTEQ - http://www.pianoteq.com/ ; hay Piano FX Studio, Truepianos - http://www.truepianos.com). Dùng dạng bàn phím điều khiển này cũng có một và bất lợi là phụ thuộc vào máy tính, dùng phức tạp hơn các loại đàn keyboard khác, yêu cầu phần cứng phải đảm bảo (chẳng hạn sound card phải tốt...). Bàn phím điều khiển hoạt động như cái bàn phím máy tính vậy. Nó nhận lệnh gõ của bạn (chẳng hạn như bạn chơi nốt gì, chơi mạnh hay nhẹ, chơi nó ngân dài bao lâu...) rồi điều khiển phần mềm phát ra âm thanh tương ứng. Bạn sẽ nghe thấy âm thanh phát ra nhưng không phải kêu từ bàn phím mà là kêu ra từ phần mềm máy tính thông qua sound card hoặc thông qua hộp tiếng (Sound module). Vì không chứa âm thanh nên bàn phím midi như thế này sẽ có giá rẻ hơn và kích thước cũng nhỏ gọn.
 Xboard
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Với người không chuyên, có thể chọn bàn phím điều khiển từ 25 phím cho đến 4 quãng tám và có thể đặt gọn trước máy tính. Cũng nên mua thêm một cái Pedal vang (sustain pedal) để có thể chơi ngân tiếng đàn như piano vậy.



2. Piano điện (chẳng hạn như: Yamaha YDP223, Yahama Clavinova CVP,)
Digital piano
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Nếu bạn muốn học piano mà lại không muốn bật máy tính lên mỗi khi muốn luyện tập thì nên mua Piano điện. Nói chung Piano điện có âm thanh tốt và bàn phím của nó cũng có chất lượng cao, nếu loại cao cấp thì bàn phím chơi cũng gần như là piano cơ vậy. Một số piano điện có thêm nhiều chức năng như phần đệm tiết tấu, nhiều loại âm sắc khác nhau, chức năng thu phát midi... Do vậy ta có thể dùng nó để kết nối với máy tính vì nó có Midi in và out. Kích thước của piano điện cũng nhỏ gọn hơn là piano acousstic (piano cơ) và cũng rẻ hơn.

 
 3. Đàn keyboard điện tử: Yamaha Motif, Roland Fantom X, Korg Triton....
Đàn phím điện tử (Personal keyboards) cũng rất phổ thông và có thể chia ra làm hai loại: Đàn phím gia đình và đàn phím chuyên dụng. Chúng có nhiều chức năng, nhiều âm sắc, phần đệm tiết tấu, làm serquencer, midi... Đàn phím điện tử có thể dùng độc lập không cần máy tính và nhỏ gọn để dễ di chuyên khi mang đi biểu diễn. Đối với đàn gia đình như kiểu Yamaha PSR thì giá cả thường rẻ hơn loại chuyên dụng. Nó có phần đệm tiết tấu giúp cho ta có thể chơi một mình nhưng vẫn có âm thanh của cả ban nhạc. Loại này thường có loa gắn liền theo đàn và có thể chơi tại gia đình như là Piano điện.
YPG
 
 
 
 
 
Đối với đàn phím điện tử chuyên dụng thì âm thanh hay hơn, nhiều âm sắc và thường không có phần đệm. Loại này không có loa và thường dùng trong biểu diễn và được kích âm qua hệ thống âm thanh lớn. Đối với soạn nhạc trên máy tính thì loại keyboard điện tử này cũng rất tiện vì nó có cả bàn phím và âm thanh luôn. Dùng rất ổn định vì âm thanh không phụ thuộc vào máy tính. Một số loại có tính năng tương tự máy tính, bạn có thể dùng nó để soạn nhạc hay làm midi, sequenser trên đó. Một số loại đời mới có cả cổng cắm chuột để điều khiển, hoặc có thêm khe đọc thẻ nhớ hay ổ USB.... Nó tương đương như là bàn phím điều khiển cộng với hộp tiếng (sound module).
Fantom
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét