Thứ Hai, 6 tháng 9, 2010

Những nhạc cụ và thiết bị đặc biệt khác trong Rock

Ngoài ba loại nhạc cụ thông thường mà tất cả các ban nhạc rock đều dùng đến là :trống,bas và guitar thì các rocker còn sử dụng một số các nhạc cụ khác để tăng thêm phần sáng tạo và tạo nét độc đáo cho âm nhạc của riêng mình. Dĩ nhiên ngày nay những cây keyboard đa chức năng có thể nhái tất cả các loại tiếng trên đời nên những nhạc cụ đó không còn phổ biến.Nhưng vấn đề ở đây là trước khi cây keyboard hiện đại ra đời,những người chơi rock luôn tìm tòi sáng tạo để làm mới nhạc rock. Đó là một trong những điều làm cho nhạc rock luôn có giá trị.

1/Harmonica:

Harmonica là một nhạc cụ khá quen thuộc trong nhạc rock,nhất là blues rock.Nếu điểm lại tất cả các ban nhạc thời thập niên 60-70 thì hầu như tay ca sĩ nào cũng biết thổi harmonica.Việc chơi harmonica trong thời gian đó như là một cái mốt vừa để làm phong phú thêm phần hoà âm,vừa để cho ca sĩ đỡ phải thất nghiệp trong những đoạn giang tấu (interlude)

Một cây harmonica tiêu chuẩn (standard harmonica) thường có 10 lỗ thổi (sound holes) với các lưỡi gà (sound keys) bên trong được sắp xếp sao cho khi nguời chơi thổi ra (blow) và hít ra (draw) tạo ra những nốt có cao độ khác nhau. Có thể nói harmonica là một trong những nhạc cụ dễ chơi nhất.Với một ít vốn nhạc lí căn bản,ai cũng có thể chơi được nhạc cụ này.Tuy nhiên để chơi hay và có hồn lại là một chuyện khác.

Harmonica là một nhạc cụ dân dã có nguồn gốc dân gian nên việc chơi harmonica cũng không đòi hỏi nhiều về kĩ thuật. Các kĩ thuật chơi harmonica bao gồm thổi hai nốt cùng một lúc (double-note), tạo âm rung bằng tay trái (left hand vibrato),tạo âm rung bằng tay phải (right hand vibrato), "uốn" (bending) và láy (trill).Điểm yếu của harmonica là mỗi cây chỉ thổi được một âm giai nhất định. Tuy nhiên, có thể dùng kĩ thuật đổi tone (cross-harp) để thổi âm giai 5 trên cây harmonica dùng để thổi âm giai chính. Ví dụ như cây harmonica có âm giai chính là C-Am có thể dùng để thổi các bài có âm giai G-Em bằng kĩ thuật cross-harp.Hiện nay có ba trường phái harmonica chính là blues harp, folk harp và country harp trong đó blues harp đòi hỏi kĩ năng nhiều nhất.


Harmonica
2/Talkbox:

Các fan của Scorpions chắc là biết đến bài "The Zoo" với đoạn giang tấu khá lạ,nếu xem bài này trên video thì sẽ thấy tay guitar Mathias Jaabs kê miệng vào chiếc micro để tạo những âm thanh nhái theo tiếng guitar điện.Hay gần đây hơn là trong bài "It''s My Life" của Bon Jovi, Richie Sambora cũng sử dụng kĩ thuật tương tự trong phần intro. Tại sao âm thanh phát ra từ miệng lại nghe như tiếng guitar?Đó lá nhờ vào một dụng cụ gọi là talkbox mà tay chơi guitar có thể làm méo giọng của chính mình.

Cái talkbox đầu tiên được một tay kĩ sư âm thanh người Đức tên là Stephen Raabs chế tạo năm 1965 để biến giọng mình thành tiếng chuột kêu trong ca khúc "Here Comes the Mouse".Thành công trong việc biến giọng, talkbox được sử dụng để lồng tiếng phim hoạt hình Sau này các tay chơi keyboard có ý định dùng talkbox để giả tiếng kèn horn và kèn trumpete khi chơi đàn.Ý tưởng này thất bại nhưng các tay guitar trong nhóm Iron Butterfly đã thành công khi dùng talkbox để biến giọng mình thành tiếng guitar. Tiếp theo IB, Peter Frampton và Joe Walsh là hai tay guitar sử dụng talkbox trong các ca khúc của mình.Đến thập niên 80 thì các nhóm heavy-metal như Scorpions, Bon Jovi hay Motley Crue đều sử dụng loại nhạc cụ này.

Về mặt cấu tạo,talkbox gồm một anten gọi là driver gắn trên một cái hộp để bắt sóng từ chiếc ampli của cây guitar. Một ống cao su (vinyl hose)nối vào hộp ở một đầu, đầu còn lại nối với micro để dẫn sóng. Khi tay guitar kề miệng mình vào micro và đóng mở miệng như đang nói, sóng âm bị dao động và phát ra những âm thanh méo mó như tiếng đàn điện.


Talkbox

3/Theremin:

Lại thêm một nhạc cụ lạ lùng nhưng lại rất được ưa chuộng trong nhạc rock nữa. Những ai thích Led Zeppelin đều ít nhiều biết về nhạc cụ này.Trong bài viết về Led,tớ cũng đã đề cập đến theremin và việc sử dụng nó trong các ca khúc nổi tiếng của Led như "Whole Lotta Love" hay "No Quarter".

.Theremin được phát minh năm 1919 bời nhà vật lý học nguời Liên Xô tên Lev Termin (Theremin) với mục đích đầu tiên là dùng trong kĩ thuật quân sự nhằm phát hiện máy bay.Năm 1921, Lev sang Mỹ để quảng bá phát minh của mình dưới dạng một nhạc cụ(sao lạ vây,một nhà khoa học Liên Xô được quyền đem kĩ thuật quân sự sang Mỹ quảng bá sao?).Ông được người Mỹ tạo điều kiện hoàn thiện phát minh của mình và sử dụng nó trong phòng thu âm.Đến năm 1938, Lev bị chính phủ Xô Viết triệu hồi về nước,còn người Mỹ thì mua lại phát minh này của ông.

Theremin là một nhạc cụ kì lạ,người chơi không tiếp xúc trực tiếp với nó như những nhạc cụ khác mà dùng tay để truyền sóng âm đến với hai anten được gắn vào hộp cộng hưởng (resonant box). Anten thẳng đứng điều khiển cao độ (pitch) còn anten nằm ngang điều chỉnh cường độ (volume).Người sử dụng khi đưa tay đến gần các anten thì cường độ và cao độ tăng và ngược lại. Do không trực tiếp tiếp xúc với nhạc cụ mà chỉ dựa vào sóng âm nên người chơi phải cực kì chính xác khi sử dụng đôi tay của mình, chỉ cần xa hơn hoặc gần hơn một chút là âm thanh sẽ thay đổi. Ngoài Led Zeppelin, một số ban nhạc như Uriah Heep, Nine Inches Nails, Phish, Radiohead,Incubus và tay bass cũ của Metallica là Jason Newsted cũng sử dụng theremin.


Theremin


Jimmy Page của Led Zeppelin biểu diễn kĩ thuật trên theremin

4/Tannerin:

Còn gọi là slide-theremin hay electro-theremin vì âm thanh của hai loại nhạc cụ này tạo ra khá giống nhau nhưng về cấu tạo tannerin là một nhạc cụ hoàn toàn khác. Suốt một thời gian dài,những người nghe rock vẫn lầm tưởng hiệu ứng đặc biệt trong ca khúc nổi tiếng "Good Vibrations" của Beach Boys là do theremin tạo ra.Trên thực tế, hiệu ứng âm thanh trong ca khúc này được tạo ra bởi tannerin.

Tannerin ra đời khá muộn so với theremin,khoảng cuối thập niên 50.Nhạc cụ này được đặt theo tên của người phát minh ra nó là Paul Tanner. Tannerin bao gồm một thanh trượt (sliding knob) có thể trượt dọc theo chiều dài của một bàn phím giả (dummy keyboard) trong giống như bàn phím của piano.Người chơi đẩy thanh trượt đến vị trí nốt nào thì nốt đó sẽ phát ra tiếng. Một nút điều chỉnh cao độ (pitch knob) được gắn với với hộp cộng hưởng để tăng cao độ của nốt nhạc lên từ 3-4 quãng tám (octave)


Tannerin

5/Mellotron và Moog:

Trước khi cây đàn organ đa năng ra đời, ý tưởng tạo ra một nhạc cụ có thể thay thế nhiều nhạc cụ khác đã có từ lâu,nhất là khi nhạc psychedelic chiếm ưu thế. Nỗi khao khát tạo được những âm thanh lạ hơn so với những loại nhạc cụ thông thường càng được củng cố. Chính vì thế mà mellotron và Moog ra đời.

Về cấu tạo chung thì cả mellotron và Moog ( tên đầy đủ là Moog synthesizer) bao gồm một bàn phím như của đàn piano và các nút chỉnh để chuyển tiếng piano thành âm thanh của các nhạc cụ khác. Cả metrollon và Moog đều là những nhạc cụ dùng để ghi âm (recording instruments) chứ không phải là nhạc cụ biểu diễn (performing instruments) vì kích cỡ và tính phức tạp. Metrollon trong giống như sự kết hợp giữa bếp gas và keyboard với phàn đế được gắn cố định còn bộ tổng hợp âm Moog thì chiếm diện tích gần một nửa phòng thu âm với vô số nút điều chỉnh và chỉ có những phòng thu chuyên nghiệp mới dám lắp đặt hệ thống Moog vì chi phí lắp đặt và bảo hành khá cao.

Về mặt tính năng thì bộ tổng hợp Moog tỏ ra ưu việt hơn so với metrollon vì nó có khả năng thu và hoà âm cho ca khúc trong khi metrollon không có được tính năng này. Tuy nhiên,nhờ vào kĩ thuật tiên tiến ngày này, cả hai loại nhạc cụ này đều được cây đàn organ thay thế. Metrollon lần đầu tiên được sử dụng trong ca khúc bất hủ "Strawberry Fields Forever" của Bealtes năm 1967,còn bộ Moog synthesizer cũng được Beatles sử dụng đầu tiên để thu âm album "Abbey Road" năm 1969 của mình.


Mellotron


Moog

« Sửa Lần Cuối: Tháng Mười 12, 2006, 18:11:57 bởi traitimkocankho »

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét