Với ngay cả những ngươì chơi nhạc phổ thông hoặc công chúng yêu nhạc chất lượng âm thanh là rất quan trọng cho sự thành baị cuả tác phẩm âm nhạc hiện đại, vơí nhạc rock thì đương nhiên nó còn mang tính quyết định.Một thực tế cho thấy hang trăm rock show từ nhỏ tơí lớn taị Việt nam luôn gặp các sự cố về kỹ thuật, thường có chất lượng thấp về âm thanh, vấn đề là ở đâu?
Bạn sẽ hình dung nôm na thế naỳ, một ban nhạc hay đến mấy khi chơi với bộ âm thanh được xử lý kém thì chả khác gì một chiếc CD “xịn” được mở trên dàn máy tồi tàn. Ngược lại, một ban nhạc non nớt nhưng được chơi vơí bộ âm thanh hoàn hảo thì hiêụ ứng cũng sẽ “đỡ chán” hơn rất nhiều. Vâng ai đó sẽ thắc mắc rằng –thế naò là âm thanh tốt, toàn đồ nhập ngoại thế kia cơ mà, vấn đề thực sự nằm ở đâu? . Thực tế, câu hoỉ trên là rất có lý và câu trả lơì có lý quen thuộc sẽ là: vấn đề thực sự nằm ở yêú tố con người!!!. Trình diễn không chỉ là sự biểu diễn cuả cá nhân siêu sao âý, ban nhạc ấy mà nó là sự trình diễn cuả tổng hoà các khâu: Biên tập – đạo diễn cho nghệ sĩ, các chuyên viên kỹ thuật âm thanh – ánh sang và thậm chí …chính khán giả.
Vơí các sân khấu rock, đầu tư âm thanh cho một rock show luôn là vấ đề nhức đầu, đau dạ dày đôí với các nhà tổ chức vì muốn tốt đồng nghiã với tốn kém. Sự tốn kém naỳ luôn tỷ lệ thuận vơí quy mô tổ chức cuả sự kiện và lớn gấp đôi gấp ba lần trở lên so vơí việc tổ chức một show nhạc phổ thông
Dân chuyên nghiệp thực sự thì biết rằng mọi thứ đều được xây dựng từ căn bản, nếu như muốn sản phẩm âm nhạc được khán giả khó tính nhất chấp nhận thì đầu vào của sản phẩm phải “ngon”. Đầu vào ở đây bắt đầu từ khả năng chuyên môn, tư duy kỹ thuật của người chơi, kỹ năng xử lý nhạc cụ sau đó mới tới thiết bị cá nhân. Tôi mượn lời một ông Masaki chuyên gia âm thanh của Nhật bản – hệ thống Funktion one Fantasy: “ Xét cho cùng người làm kỹ sư âm thanh cũng không phải là phù thủy để biến trình độ non kém của các cá nhân thành một thứ hoàn hảo”. Người kỹ sư âm thanh chuyên nghiệp đến mấy cũng chỉ là người “make up” cho âm nhạc của các nghệ sĩ, chính họ luôn biết vậy. Bạn sẽ thấy là một ban nhạc tồi ( đầu vào ) giống như một chiếc CD tồi được mở trên một giàn âm thanh “xịn” ( Đầu ra) thì vẫn là ban nhạc tồi được trang điểm chút xíu mà thôi. Một ban nhạc chơi tốt và được cộng hưởng hiệu ứng từ dàn âm thanh chuyên nghiệp có tính toán thì không còn gì bằng. Vấn đề còn lại chỉ là chất lượng âm nhạc của họ, tư tưởng của họ và tâm hồn của họ có chinh phục được khán giả hay không mà thôi.
Hiện nay, gần như tất cả các rock show đềuhiểu về sự quan trọng mang tính quyết định của âm thanh nhưng nhận thức chưa đúng về vai trò của đạo diễn kỹ thuật là một sai lầm rất lớn. Nhiều năm hoạt động âm nhạc, tôi nhận thấynhận thức vai trò này yếu kém ngay cả với các chương trình nhạc phổ thông. Đa phần các chương trình chuyên nghiệp chỉ chú trọng tới đạo diễn hình ảnh với các màn kỹ xảo, tiểu xảo mà quá ít chú trọng tới đạo diễn kỹ thuật chuyên môn, thật kỳ quặc. Hiện trạng phổ biến nhất là các nhà tổ chức chỉ đi thuê bộ âm thanh về lắp cho chương trình mà hiếm khi mời đạo diễn chuyên môn âm nhạc và đạo diễn âm thanh chăm bẵm cho nó.
Chính vì điều này, các chương trình khi gặp trục trặc thì nhà tổ chức không biết kỹ là lỗi từ đâu, vì sao lại như vậy cho nên giải pháp khắc phục là cực kỳ yếu kém. Do đó, hiện tượng người chơi cứ chơi, người làm âm thanh cứ làm kiểu của mình, nhà tổ chức cứ lo tổ chức, mạnh ai nấy làm mà không có bàn tay liên kết kỹ thuật giữa các khâu. Chả trách được khi đẳng cấp chương trình của chúng ta là rất thấp và chưa biết đến bao giờ mới được MTV ngó ngàng tới thực sự.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét