Chủ Nhật, 28 tháng 11, 2010

LightJockey

Đầu tiên mình sẽ giới thiệu với các bạn phần mềm điều khiển của hãng Martin, nó mang tên là LightJockey. Phần mềm này đang được các nhà cung cấp dịch vụ cho thuê thiết bị âm thanh ánh sáng hàng đầu tại Hà Nội sử dụng. Đặc tính của nó là hỗ trợ được tất cả các loại đèn sử dụng chuẩn DMX, có khả năng lập trình nhanh, và cái đặc điểm lợi nhất híc, không biết có phải lợi hay là ... lười của phần mềm này là sửa chữa những chương trình cũ để áp dụng vào show hiện tại cũng... rất nhanh... hi hi
.
* Các bạn có thể tải phiên bản mới nhất hỗ trợ cho cả Windows 7 tại địa chỉ sau: http://martin.com/forum/topic.asp?TOPIC_ID=17914.
* Sau khi download về xong, các bạn phải có winzip hoặc winrar để giải nén, chạy tệp tin setup.exe có trong đó và chỉ việc cắm đầu mà next thôi, vì nó không đòi hỏi cái gì cả ngoài việc tự nó giải nén nó...
* Sau khi cài đặt xong là có thể ăn liền được rùi, hi hi, kích vào biểu tượng có chữ Martin LightJockey ở trên màn hình (hoặc ở trong Start/Programs/Martin Light Jockey/...) để tìm nhé. Nếu không tìm thấy thì quay lại bước 2 nhé, he he...
Nào, bi giờ thì đứng dậy, kiếm cốc cà phê, mấy điếu thuốc... nhớ cầm cái gạt tàn nhé, chúng ta bắt đầu ngồi vọc nó đây... ~o , à mà quên, cầm theo cả một quyển vở và cây bút nhé, vì chúng ta sẽ có rất nhiều từ mới để ghi nhớ đó)..
Sau khi khởi động, cái đầu tiên nó sẽ thông báo là không có cục truyền nhận tín hiệu DMX, và nó chỉ cho mình cách để thêm cái phần cứng đó. Các bạn đừng lo là nó sẽ không hoạt động khi không có cục DMX đâu, hãy kích vào nút check rồi ấn OK để bảo với nó rằng tao không muốn mày hiện lên lần nữa vì tao biết mày cần gì rồi  . Bỏ qua nó rồi thì cái Trợ giúp hướng dẫn sử dụng bằng tiếng anh của nó lại hiện lên, cũng đóng nó lại đi, giờ chú tâm vào màn hình chính của tên LJ này đã nha....  .

Đầu tiên là cái thanh tiêu đề của nó (màu xanh có cái biểu tượng và dòng chữ Martin LightJockey, sau đó là tên của cái Thư viện mà mình đang sử dụng). Tiếp theo là thanh công cụ của Sequence và Cue, vì hai cái này nó liên quan tương tác đến nhau nên họ thiết kế để chung trong một thanh để dễ thao tác ấy mà.
Còn tiếp theo là Thanh công cụ CueList để tạo danh sách các Cues để chạy tự động (khi mình biết được khuông thời gian của bài hát và có các cues để phù hợp từng khoảnh khắc thời gian đó, ta có thể tạo được danh sách các cues phù hợp với timecode của bài hát để nó chạy tự động mà không cần chỉnh chọt gì hết nữa. Nếu làm được như vầy, thì chắc chắn hiệu ứng của ánh sáng cực kỳ là hấp dẫn... theo ý của bạn đó... hi hi).
Tiếp theo là cái O/V (viết tắt của từ Offline Visualizer - nói cho nhanh là lập trình sẵn trước nếu biết số lượng đèn, vị trí đèn... mà không cần ra hiện trường, cái này rất tiện cho bạn nếu như bạn đã có sẵn trong đầu mưu mô bao nhiêu con đèn cần sử dụng, vị trí nào, rùi sắp xếp như thế nào trong hiện trường sân khấu sắp tới, thì bạn chỉ cần lên cái này và dựng lại y hệt nó, rồi lập trình - đảm bảo ra hiện trường bạn chỉ cần cắm thiết bị đấu nối DMX và chạy gần đúng 70% những gì bạn nhìn thấy khi lập Offline đó... tiện chưa  ). 
Tiếp theo là các công cụ của đèn, các nút này là cố định rồi, và khi một đèn nào đó được gọi đến, thì nút nào có chức năng theo đèn sẽ bật lên thui. Chức năng lần lượt của từng nút tính từ trái sang phải tớ đọc luôn để các bạn ghi cho dễ nhớ nhé:
Nút thứ nhất: Intensity (độ mở sáng của đèn) - trong mục này có

1. Shutter (Open/Close)
là mở cửa chớp hoặc đóng cửa chớp của đèn
2. Strobe 
là cho đèn chớp từ chậm đến nhanh khi kéo cái thanh này lên dần 
3. Intensity 
là mở độ sáng cho đèn.
Nút thứ hai: Possition (di chuyển vị trí cho đèn), trong cái này cũng có nhiều chức năng lắm, ghi tiếp nè: Presets (lưu các vị trí đèn phù hợp vào để sử dụng cho lần sau) - Preferences (đặt các chế độ cho con chuột khi sử dụng vào mục này cho tiện lợi với mình) - Fades (đặt chế độ Fade/Snap - diễn tả từ từ/diễn tả tức thời - cho đèn) - Macro (Lập tham số cho đèn ngoáy tự động) - Options (Các lựa chọn đảo lật vị trí để tạo vị trí đèn cho nhanh), phù, và cái cuối cùng là SOS ý mà. Cái quan tâm của chúng ta ở đây là cái đường kẻ caro, cái nút pan-tilt (hình cái khóa đó), cái nút Presets và cuối cùng là Macro.
Nút thứ ba: Colors lựa chọn màu sắc xuất ra của đèn
Nút thứ tư: Gobos (các họa tiết có sẵn trong đèn)
Nút thứ năm: Focus chỉnh độ sắc nét cho họa tiết đó
Nút thứ sáu: là nhân 3 gobo (hoặc 4-5 tùy thuộc hỗ trợ của từng đèn có chức năng đó).
Bỏ qua nút thứ 7 đi vì cái này dài dòng mà chả có ích đâu.
Qua nút thứ tám có hình cái bóng đèn, khi kích vào nút đó, nếu đèn nào có hỗ trợ bật tắt bóng đèn bằng điều khiển DMX thì nó sẽ có chức năng là bật/tắt bóng đèn (Một số hãng sản xuất đèn bỏ qua cái này để bán được nhiều thiết bị nhiều hơn đó, vì theo đúng quy trình, khi bóng đèn hoạt động trong thời gian lâu, nhiệt lượng ở trong con đèn đó cực kỳ nóng, để bảo vệ độ bền của bóng và các linh kiện bên trong con đèn, thì phải tắt bóng rồi để khoảng 20p cho nhiệt độ trong đèn đó giảm nhờ hệ thống quạt gió mới được tắt nguồn cấp cho đèn.  ).
Nút thứ chín là reset - khi đang trong chương trình, tự dưng một con đèn nào đó nó bị sai lệch màu sắc do sensor nhận kém, thì ta dùng nút này để reset nó trở về trạng thái ban đầu của nó.
Nút thứ mười: là hiển thị hay ẩn tất cả các công cụ chỉnh sửa cho đèn vừa nói ở trên...
Nút mười một là Fixture Groups - Nghĩa là tạo nhóm cho đèn (tạo nhóm để kiểm soát, giống kiểu chia vùng để trị cho dễ ý  ).
Nút kế tiếp có chữ All - Nghĩa là chọn toàn bộ đèn đang có trong thư viện.
Nút None có nghĩa là chả chọn đèn nào cả.
Nút Exclusive/Inclusive là 2 chế độ khi làm việc với đèn, một cái là chọn từng con đèn một, một cái là chọn các con đèn cùng lúc được.
Tiếp đến là 2 cái nút hình tam giác để tiến hoặc lui một con đèn theo thứ tự đã xếp.
Nút có chữ Solo để làm việc riêng với một con đèn được chọn (cái này dùng để kiểm tra trong số 200 đèn của mình có con nào sáng bóng hay chưa là ngon á  ).
Nút tiếp theo là FollowSpots - khi mình ghi nhớ một hoặc một vài con đèn nào đó có nhiệm vụ làm follow theo diễn viên, thì ta dùng chức năng này.
Kế tiếp có 3 nút dài dài cuối cùng làNút phun khói (khi mình có máy khói chạy được DMX, mình đưa nó vào phần mềm điều khiển này rồi lập cho nó để khi ấn vào cái nút đó thì khói tự xịt ra); Nút BlackOut - đóng ánh sáng toàn bộ đèn lại ngay lập tức. Và nút Master Intensity để lập các chế độ đóng mở cửa sáng cho đèn.
Thế là các bạn đã biết gần hết pí mật của các nút chức năng để điều khiển các con đèn moving rùi đấy. Khoảng không gian ở giữa to tướng là để các bạn đưa đèn vào làm việc, và cuối cùng là thanh trạng thái ghi thời gian hiện tại, trạng thái làm việc của phần mềm, số % bộ nhớ đang chiếm và cuối cùng là Fader mở sáng tổng đang bao nhiêu %.

Hi, giờ tớ phải đi bem cái, dạ dày nó kêu gào dữ quá... à mà chắc phải vào loveme.vn tìm cái nửa của mình nữa... có gì pm tớ sau nhé... chúc mọi người vui vẻ và hạnh phúc 
 Hình Ðính KèmNhấn vào ảnh để xem kích thước thậtTên:  LJ Main Screen (Small).JPGLần xem: 164Kích thước:  29.0 KB  

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét